Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Vinh  - TP.Thanh Hóa

Những giải pháp để người nông dân tự nâng cao ý thức trong sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 00:00:00 25/12/2022 (GMT+7)
100%

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, thì chính nó là nguồn gây bệnh cho con người. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

          Phần lớn thực phẩm được dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều do nông dân sản xuất ra như: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Hiện nay do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, hoặc do thói quen làm bừa, làm ẩu nên một số người đã không chấp hành đúng quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn các món ăn, do vậy đã tạo ra một số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Từ thực trạng trên, cần thiết phải có những giải pháp tích cực để giúp người nông dân tự nâng cao ý thức trong sản xuất và chăn nuôi thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước hết các cấp Hội Nông dân từ thành phố đến cơ sở tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP. Chủ động tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thông qua các hình thức sinh hoạt chi, tổ Hội, tọa đàm, gặp gỡ trao đổi, Hội thi “Nông dân với ATTP” và qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh, truyền hình, sách, báo về nội dung các quy định của Luật ATTP, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ATTP, các quy định xử phạt vi phạm hành chính quy định trách nhiệm hình sự về ATTP, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi đối với các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố. Trong sản xuất nông nghiệp, không được lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng và thuốc kích thích tăng trọng cho vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Trong  bảo quản sản phẩm cây trồng, vật nuôi, không được sử dụng các loại thuốc bảo quản có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người; Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, Hội thảo chuyên đề để vận động, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo sử dụng, thực hiện tốt phương châm “ 4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV; sử dụng tốt các loại chế phẩm sinh học Biowish của Hoa Kỳ trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và bảo quản sản phẩm, bảo vệ môi trường đang được Hội Nông dân thành phố phân phối độc quyền trên địa bàn thành phố.

Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn cho hội viên nông dân thực hiện tốt các yêu cầu, điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh thực phẩm.

Xây dựng và phát triển các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn: “Rau an toàn”, “lợn sạch” “gà sạch” “hoa quả sạch” ....

Vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức ký cam kết trong hội viên, nông dân người trực tiếp sản xuất sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời đấu tranh với các hành vi vi phạm ATVSTP; không sử dụng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn; tẩy chay các cơ sở SXKD thực phẩm không bảo đảm an toàn, không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất và chế biến thực phẩm.

Các cấp Hội Nông dân chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng ở địa phương tổ chức phát động cán bộ, hội viên nông dân tích cực hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm, tổ chức ký cam kết nông dân không có hành vi vi phạm ATVSTP, làm cho mỗi cán bộ, hội viên nông dân hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, phòng ngừa những tác hại do thực phẩm mất an toàn gây ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của nông dân.

Đó là những giải pháp chủ yếu của Hội Nông dân thành phố để giúp người nông dân Xã Đông Vinh tự nâng cao ý thức trong sản xuất và chăn nuôi thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm./.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
332
Hôm qua:
387
Tuần này:
719
Tháng này:
1900
Tất cả:
368410

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289